Frontier
funds to pour money into Vietnam shares on growth
Frontier-market equity funds from
Sweden to Hong Kong are ready to buy more Vietnamese stocks, attracted by
cheap valuations and the fastest economic growth in almost a decade.
Coeli
Asset Management and Asia Frontier Capital say they plan to add to their
equity holdings this year as record-high foreign direct investments and the
nation’s free-trade agreements help boost economic growth. Tundra Fonder says
it wants to buy consumer, industrial and construction companies.
Vietnam’s
VN-Index is priced at 1.68 times net assets, near a three-year low, after the
gauge almost entered a bear market in January as rising U.S. interest rates
and a selloff in emerging markets sparked outflows. The government’s growth
target of 6.7 percent in 2016 will be among the world’s fastest, girded by
rising domestic demand and foreign investment. HSBC Holdings Plc is bullish
on Vietnam as attractive valuations and its economic resilience makes it a
“rare bright spot,” according to a report on February 22.
“We
will continue to allocate additional capital to the market; we like the
consumption theme which benefits from the significant wage uplift as workers
migrate from local factories to FDI-related businesses,” James Bannan, a
portfolio manager at Coeli in Malmo, Sweden, wrote by e-mail. “We remain very
positive on Vietnam’s prospect.”
Bannan,
who boosted his holdings in 2015 when the VN-Index rallied 6.1 percent, has
14 percent of funds focused on Vietnam, one of his largest allocations. His
investments there returned 27 percent in dollar terms last year, he said. The
benchmark gauge fell 0.1 percent as of 9:18 a.m. local time on Monday.
Hong
Kong-based Andreas Vogelsanger, chief executive officer of Asia Frontier
Capital’s AFC Vietnam Fund, which has risen more than 40 percent since its
inception two years ago, said Vietnam’s trade pacts and inflows of foreign
investments are key reasons why the country will outperform Asian markets.
Shamoon
Tariq, a Stockholm-based money manager at Tundra, said consumer spending and
structural reforms will underpin Vietnam’s economic turnaround. Vietnam Dairy
Products JSC, country’s biggest company, has rallied 13 percent in the past
month. Petro Capital & Infrastructure Investment JSC , a builder, has
jumped 36 percent.
|
Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016
Van Phuc silk looks to stretch
HA
NOI - Van Phuc silk, a famous silk
brand from the most ancient weaving village bearing the same name, has been
trying to access the international market while still preserve and enrich its
cultural identity.
According to Pham Khac Ha, chairman
of Van Phuc Silk Weaving Village Association, in the context of deeper global
economic integration, silk producers are trying their best to improve
competitiveness, renovating production methods to offer more creative
products to meet the demand and taste of both local and international
markets.
"However, the difficulty is how
to further penetrate foreign markets while still maintaining the village's
cultural identity," Ha said.
For three years in a row, the
association has been invited by Mekong Institute of Thailand to attend
seminars on silk textiles held by Greater Mekong Sub-region (GMS) countries,
including Viet Nam, China, Myanmar, Laos, Cambodia and Thailand.
In addition, the organisers of the
seminars also invited a number of the world's major silk producers such as
India, Japan and Australia to participate in the seminars so that the
handicraft villages of GMS countries would have the opportunity to study
their experiences. Attending the seminar also enables the association to
bring their silk products to trade fairs in Thailand, Italy and Russia, Ha
said.
Van Phuc silk products presented at
fairs were rated to be of high quality and well designed, Ha said, adding
that such opportunities enable the association to introduce their silk to
foreign customers, attracting tourists to visit the village more regularly
and creating tourism development opportunities for the village.
In the village, according to Ha,
there are currently 150 stores selling silk and products made from silk. In
2014 alone, the village drew more than 10,000 foreign tourists.
In addition to its achievements, Van
Phuc silk was still facing difficulties, Ha said, such as stiff competition
from low-quality fake silk imported from China with various designs,
eye-catching colours and much cheaper prices.
"This has negatively affected
the image and trademark of Van Phuc silk in the eyes of international
customers," Ha said.
To address the problem, local
leaders have established a high-quality silk introduction centre with a store
chain exhibiting and selling Van Phuc genuine silks and unique souvenir items
made from silk. The silk products displayed here are regularly examined and
strictly controlled, allowing customers to freely shop without worrying about
buying fake and shoddy goods, especially foreigners who cannot distinguish
genuine products from counterfeit ones, Ha added.
Ngo Thi Thanh Hien, an owner of Van
Xuan silk store in the centre said a metre of fake silk costs from VND50,000
to 80,000 (US$2.20-$3.50), much lower than authentic silk products.
"I sell a metre of Van Phuc
silk for about VND180,000 to 500,000, even VND1 million for the high-end
types. We cannot sell our products at prices that are too low since we have
to purchase silk fibre, the material, from the central Highlands province of
Lam Dong, not to mention that the process of making a silk cloth requires a
lot of effort and meticulousness," Hien said.
Hien noted that foreign visitors
often choose their favourite silk cloths to have their dresses or shirts
made. They also buy many items such as clothing, blankets, pillows and towels
and small items such as bags, purses and handbags as souvenirs.
Kikuchi Yoshihide, a Japanese
tourist who has shopped for silk items in Van Phuc village three times, said
every time he came back to the village, the designs of the Van Phuc silk
products had changed and become more beautiful.
"Japan also produces silk products
but they are very expensive. Besides, silk is just used to tailor Kimonos,
which are worn only in special occasions. In comparison, Vietnamese silk is
much cheaper and its quality is quite good," Yoshihide said, adding that
he had bought some silk shorts for himself because he likes its smooth and
light weight, and also some scarves as gifts for his friends and family.
Tourism development
Situated on the bank of Nhue river
in Ha Noi's Ha Dong District about 10km southwest of Ha Noi centre, Van Phuc
silk village is renowned for its traditional weaving techniques and premium
quality of silk products.
According to Ha, under the Nguyen
dynasty, Van Phuc silk was considered as extremely precious handiwork used to
tailor the dresses of royal family members and aristocrats.
Not only prominent in the domestic
market, the traditionally hand-woven and hand-dyed Van Phuc silk has captured
the loyalty of customers outside the country. In 1931 and 1932, Van Phuc silk
was displayed in international exhibitions for the first time in Marseille
and then Paris. At the Paris Fair in 1932, Van Phuc Silk was praised by the
French as the most sophisticated product from Indochina, Ha recalled.
From 1958 to 1988, the silk was
mostly exported to Eastern European markets, Ha added.
With a history of more than 1,200
years, Van Phuc is proud to be the most ancient silk weaving village in Viet
Nam. The village has been successful in joining craft job preservation with
tourism development, Ha said, adding that it has been an amazing destination
for handicraft village tourism.
Ha added that restoring traditional
craft villages is one of key tasks that Ha Noi plans to undertake this year,
so Ha Dong District's People's Committee has formulated and implemented a
project on the restoration and development of Van Phuc traditional craft
village.
Therefore, the village has organised
handicraft village tours that enable visitors coming to the village to buy
genuine Van Phuc silk products and at the same time, directly visit
production facilities to explore the process of making a graceful silk cloth.
Visitors also have the chance to
talk with the artisans and learn about the history of a village that has been
recognised as the longest-lasting traditional handicraft village in Viet Nam.
– VNS
By Linh Anh
|
Trong mắt người già:
Đằng sau những hoành tráng
.Đinh Hoàng
“Phong cách” hoành tráng,
lãng phí của nhiều tỉnh, thành, ngành của ta gần đây thật đáng “khâm phục”!
Trong dịp Tết Nguyên đán
Bính Thân 2016 rất khó tìm thấy tỉnh, thành phố nào không tổ chức bắn pháo hoa.
Nhiều tỉnh nghèo khu vực phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ cũng
“chắt bóp” để bắn pháo hoa hoành tráng. Có tỉnh phải xin Trung ương hỗ trợ hàng
nghìn tấn gạo cứu đói dịp Tết nhưng vẫn quyên góp tiền của cơ quan, doanh
nghiệp để bắn pháo hoa. Không biết người dân vùng đói, ăn cháo hoa có được ngắm
pháo hoa? Tiền chi cho một điểm bắn pháo hoa không tính bằng triệu mà hàng tỉ
đồng, tuy nhiên lượng người dân được chiêm ngưỡng pháo hoa thường hạn chế, nhất
là ở những tỉnh vùng núi, hải đảo. Ngay tại thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí
Minh do không gian chật hẹp nên lượng người trực tiếp được xem các màn pháo hoa
đêm giao thừa cao lắm cũng chỉ tới hàng nghìn. Đại đa số người dân cả nước
chiêm ngưỡng pháo hoa qua màn ảnh ti-vi ghi hình những điểm bắn của một vài
thành phố lớn (đây cũng là cách làm hiệu quả nhất, ít tốn kém). Còn các điểm
bắn tại nhiều tỉnh, thành thì chỉ phục vụ lượng người rất ít quanh đô thị của
mỗi địa phương. Tiền mất nhiều nhưng số người thưởng thức hạn chế thì không thể
gọi là gì khác ngoài sự lãng phí.
Căn bệnh trầm kha lãng phí
trong đầu tư xây dựng nhiều năm qua vẫn đang làm người dân chưa hết xót xa.
Ngay tại Thủ đô, tòa “tháp lộn ngược” Bảo tàng Hà Nội với chi phí hơn 2 nghìn
tỉ đồng, hiện vật nghèo nàn, khách tham quan lèo tèo có thể là một điển hình về
lãng phí. Hà Nội còn rất nhiều công trình thể thao, văn hóa hoành tráng khác ở
nội thành và các huyện ngoại thành cũng đang trong tình trạng thưa vắng người
dùng. Cảnh đông đúc, chen chúc thường nhật lại là tại các bệnh viện, lớp học
mẫu giáo, mầm non. Trẻ em đang thiếu trầm trọng sự hoành tráng dành cho không
gian vui chơi, học tập. Có người dân đã nói thẳng “họ xây dựng những công trình
văn hóa, thể thao hoành tráng chỉ là để… xây dựng, không quan tâm hiệu quả sử dụng”!
Người dân không được lợi thì ai được lợi từ những công trình xây dựng hoành
tráng đó?
Dư luận những ngày qua đang
xôn xao về dự án xây tháp truyền hình cao nhất thế giới (636 m) của VTV tại Hà Nội. Kinh phí
đầu tư của dự án từ 1,3 đến 1,5 tỷ USD, trong đó riêng phần khối tháp là 900
triệu USD (chừng hơn 20 nghìn tỉ đồng). Hiện tháp truyền hình cao nhất thế giới
(tháp Sky Tree (Tokyo - Nhật Bản) là 634m, tháp VTV chỉ cần nhích hơn 2m đã cao
nhất thế giới!
Đề án số hóa truyền hình với mục tiêu đến
năm 2020 toàn bộ mạng truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất sẽ chuyển sang
công nghệ số DVB-T2 của Bộ Thông tin và Truyền thông đang về đích. Liệu có gì
mâu thuẫn trong chủ trương phát triển dài hạn của VTV khi tháp cao là không cần
thiết cho phát sóng truyền hình? Đã có những phản biện, nghi ngờ lợi ích đằng
sau dự án tháp truyền hình - đó là nguồn đất đai (14,5 ha ban đầu, nay mở rộng
tới 49 ha). Chắc chắn, dự án xây dựng này sẽ đề xuất những chính sách ưu đãi
của Nhà nước. Các hạng mục “ăn theo” như căn hộ cao cấp, khách sạn, nhà hàng,
khu trung tâm thương mại, dịch vụ… sẽ chiếm tỉ trọng không ít trong dự án này.
Vậy sự hoành tráng tòa tháp cao nhất thế giới này thực sự vì ai?
Căn bệnh hoành tráng dù là mục tiêu gì thì
cũng đến lúc cần được "điều trị" để đồng tiền của dân không rơi vào
lãng phí!
726 chữTrong mắt người già:
Đằng sau những hoành tráng
.Đinh Hoàng
“Phong cách” hoành tráng,
lãng phí của nhiều tỉnh, thành, ngành của ta gần đây thật đáng “khâm phục”!
Trong dịp Tết Nguyên đán Bính
Thân rất khó tìm thấy tỉnh, thành phố nào không tổ chức bắn pháo hoa. Nhiều
tỉnh nghèo khu vực phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ cũng “chắt
bóp” để bắn pháo hoa hoành tráng. Có tỉnh phải xin Trung ương hỗ trợ hàng
nghìn tấn gạo cứu đói dịp Tết nhưng vẫn quyên góp tiền của cơ quan, doanh nghiệp để bắn
pháo hoa. Không biết người dân vùng đói, ăn cháo hoa có được ngắm pháo hoa?
Tiền chi cho một điểm bắn pháo hoa không tính bằng triệu mà hàng tỉ đồng, tuy
nhiên lượng người dân được chiêm ngưỡng pháo hoa thường hạn chế, nhất là ở
những tỉnh vùng núi, hải đảo. Ngay tại thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh
do không gian chật hẹp thì lượng người trực tiếp được xem các màn pháo hoa đêm
giao thừa cao lắm cũng chỉ tới hàng nghìn. Đại đa số người dân cả nước chiêm
ngưỡng pháo hoa qua màn ảnh ti-vi ghi hình những điểm bắn của một vài thành phố
lớn (đây cũng là cách làm hiệu quả nhất, ít tốn kém). Còn các điểm bắn tại nhiều tỉnh, thành thì chỉ phục vụ lượng người rất ít quanh
đô thị của mỗi địa phương. Tiền mất nhiều nhưng số người thưởng thức hạn chế
thì không thể gọi là gì khác hơn sự lãng phí.
Căn bệnh trầm kha lãng phí trong đầu tư xây dựng nhiều năm qua vẫn đang
làm người dân chưa hết xót xa. Ngay tại Thủ đô, tòa “tháp lộn ngược” Bảo tàng
Hà Nội với chi phí hơn 2 nghìn tỉ đồng, hiện vật nghèo nàn, khách tham quan lèo
tèo có thể là một điển hình về lãng phí. Hà Nội còn rất nhiều công trình thể
thao, văn hóa hoành tráng khác ở nội thành và các huyện ngoại thành cũng đang
trong tình trạng thưa vắng người dùng. Cảnh đông đúc, chen chúc thường nhật lại
là tại các bệnh viện, lớp học mẫu giáo, mầm non. Trẻ em đang thiếu trầm
trọng sự hoành tráng dành cho không gian vui chơi, học tập. Có người dân đã nói
thẳng “họ xây dựng những công trình văn hóa, thể thao hoành tráng chỉ là để…
xây dựng, không quan tâm hiệu quả sử dụng”! Người dân không được lợi thì ai
được lợi từ những công trình xây dựng hoành tráng đó?
Dư luận những ngày qua đang xôn xao về dự án xây tháp truyền hình cao
nhất thế giới (636 m) của VTV tại Hà Nội. Kinh phí đầu tư của dự án từ 1,3 đến
1,5 tỷ USD, trong đó riêng phần khối tháp là 900 triệu USD (chừng hơn 20 nghìn tỉ đồng). Hiện tháp truyền
hình cao nhất thế giới (tháp Sky Tree (Tokyo - Nhật Bản) là 634m, tháp VTV chỉ nhích hơn 2m đã đứng đầu thế giới!.
Đề án số hóa
truyền hình với mục tiêu đến năm 2020 toàn bộ mạng truyền dẫn phát sóng truyền
hình mặt đất sẽ chuyển sang công nghệ số DVB-T2 của Bộ Thông tin và Truyền thông đang về đích. Liệu có gì mâu thuẫn trong chủ trương phát triển dài hạn của VTV
khi tháp cao là không cần thiết cho phát sóng truyền hình? Đã có những phản
biện, nghi ngờ lợi ích đằng sau dự án tháp truyền hình - đó là nguồn đất đai
(14,5 ha ban đầu, nay mở rộng tới 49 ha). Chắc chắn, dự án xây dựng này sẽ đề
xuất những chính sách ưu đãi của Nhà nước. Các hạng mục “ăn theo” như căn hộ
cao cấp, khách sạn, nhà hàng, khu trung tâm thương mại, dịch vụ… sẽ chiếm tỉ
trọng không ít trong dự án này. Vậy sự hoành tráng tòa tháp cao nhất thế giới
này thực sự vì ai?
Căn bệnh hoành
tráng dù là mục tiêu gì thì cũng đến lúc cần được điều trị để đồng tiền của dân không rơi vào lãng phí!
679 chữ
Phía sau những hoành tráng
.Đinh Hoàng
“Phong cách” hoành tráng, lãng phí của Việt Nam ta đang khiến bạn bè
“khâm phục”!
Trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua rất khó tìm thấy tỉnh, thành phố nào
không tổ chức bắn pháo hoa. Nhiều tỉnh nghèo khu vực phía Bắc, miền Trung, Tây
Nguyên và Tây Nam Bộ cũng “chắt bóp” để bắn pháo hoa rất hoành tráng. Có tỉnh
phải xin Trung ương hỗ trợ hàng nghìn tấn gạo cứu đói nhưng vẫn quyên góp tiền
của cơ quan, doanh nghiệp để bắn pháo hoa. Không biết người dân vùng đói ăn
cháo hoa có được ngắm pháo hoa? Tiền chi cho một điểm bắn pháo hoa không tính
bằng triệu mà hàng tỉ đồng, tuy nhiên lượng người dân được chiêm ngưỡng pháo
hoa thường hạn chế, nhất là ở những tỉnh vùng núi. Ngay tại thành phố lớn như
Hà Nội, TP Hồ Chí Minh do không gian chật hẹp thì lượng người trực tiếp được
xem các màn pháo hoa đêm giao thừa cao lắm cũng chỉ tới hàng trăm nghìn. Đại đa
số người dân cả nước chiêm ngưỡng pháo hoa qua màn ảnh nhỏ ghi hình những điểm
bắn của vài thành phố lớn. Còn các điểm bắn tại nhiều tỉnh, thành thì chỉ phục
vụ lượng người rất ít của địa phương. Tiền mất nhiều nhưng người thưởng thức
hạn chế thì không thể gọi gì khác hơn là sự lãng phí.
Căn bệnh trầm kha lãng phí trong đầu tư xây dựng nhiều năm qua vẫn đang
làm người dân chưa hết xót xa. Ngay tại Thủ đô, tòa “tháp lộn ngược” Bảo tàng
Hà Nội với chi phí hơn 2 nghìn tỉ đồng nay khách tham quan lèo tèo có thể là
một điển hình về sự lãng phí. Hà Nội còn rất nhiều công trình thể thao văn hóa
hoành tráng khác ở nội thành và các huyện ngoại thành cũng đang trong tình
trạng thưa vắng người dùng. Cảnh đông đúc, chen chúc thường nhật lại là tại các
bệnh viện, các lớp học mẫu giáo. Trẻ em đang thiếu trầm trọng sự hoành tráng
dành cho không gian vui chơi, học tập. Có người đã nói thẳng “họ xây dựng những
công trình hoành tráng chỉ là để… xây dựng, không quan tâm hiệu quả sử dụng”!
Người dân không được lợi thì ai được lợi từ những công trình xây dựng hoành
tráng?
Dư luận những ngày qua đang xôn xao về dự án xây tháp truyền hình cao
nhất thế giới của VTV tại Hà Nội. Đề án số hóa truyền hình với mục tiêu đến
năm 2020 toàn bộ mạng truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất sẽ chuyển sang
công nghệ số DVB-T2 chính là của Truyền hình Việt Nam xây dựng. Liệu có gì mâu
thuẫn trong chủ trương phát triển dài hạn của VTV, khi tháp cao là không cần
thiết cho phát sóng truyền hình? Đã có những phản biện, nghi ngờ lợi ích đằng
sau dự án tháp truyền hình - đó là nguồn đất đai (14,5 ha ban đầu nay mở rộng
tới 49 ha). Chắc chắn, dự án xây dựng này sẽ đề xuất những chính sách ưu đãi
của Nhà nước. Những hạng mục “ăn theo” như căn hộ cao cấp, khách sạn, nhà hàng,
khu trung tâm thương mại, dịch vụ… sẽ chiếm tỉ trọng không nhỏ trong dự.
Vậy sự hoành tráng tòa tháp cao nhất thế giới này thực sự vì ai?
Căn bệnh hoành tráng
đã đến lúc cần được điều trị dứt điểm!
613 chữ
Nói
lại cho rõ
Tòa Báo nọ đăng bài của một cộng tác viên
viết về một gương Giám đốc trại chăn nuôi kèm theo ảnh. Bức ảnh chỉ có Giám đốc X đứng cùng
đàn bò được tác giả chú thích cẩn thận: “Giám đốc X đứng thứ 3 từ trái sang”.
Hôm sau, Báo vừa phát hành vị Giám đốc đã
đến toàn soạn, hùng hổ ném tờ báo trước mặt Tổng Biên tập, gay gắt:
- Báo các anh dám bảo tôi là con bò thế
này à? Tôi sẽ kiện các anh ra tòa vì xúc phạm danh dự!
Tổng Biên tập đọc đoạn chú thích ảnh vừa
tủm tỉm:
- Bác cứ bình tĩnh. Đúng là Báo chúng tôi
có sơ suất. Ngay số ra ngày mai chúng tôi sẽ cải chính, đăng đúng vị trí ảnh
hôm nay.
Số báo hôm sau đăng lại bức ảnh và ghi cải
chính: Xin đọc lại cho rõ: “Giám đốc X đứng thứ 3 từ trái sang không phải là con bò”!
Đinh Hoàng
Chuyện
làng chuyện phố:
Khóc và cười
.Đinh
Hoàng
Thấy ông Hải, bạn đi bộ hôm nay có vẻ mặt buồn rượi, đoán bạn có
chuyện buồn, ông Quân hỏi:
- Nhà có chuyện gì hay sao mà ông buồn thế?
Ông Hải bộc bạch:
- Mất hết cả ông ạ!
- Mất gì, tiền bạc ư?
- Tiền mất thì chả đáng nói, mất là cái còn quan trọng hơn, đấy là tình bạn.
Rồi ông Hải kể cho bạn câu chuyện “mất” hôm trước:
Dạo này đám cưới, cỗ bàn liên miên, nhất là những “ngày đẹp”, có
hôm ông Hải phải “chạy sô” hai ba đám. Mấy hôm trước ông nhận được thiệp mời
cưới con một ông bạn cùng cơ quan cũ đã nghỉ hưu. Đúng hôm đó ông lại nhận tin
một người bạn đồng môn đại học có mẹ già mất, thời gian viếng cũng trùng vào lúc
gần trưa. Ông đã đóng 2 phong bì, một viếng đám tang, một đi dự đám cưới. Viếng
mẹ ông bạn xong, ông tới luôn đám cưới dự tiệc. Tối khuya hôm đó bỗng ông nhận được
cuộc điện thoại của ông bạn cùng cơ quan. Chưa kịp hỏi việc cưới xin xong xuôi
thế nào ông đã nhận luôn một tràng mắng nhiếc từ ông bạn:
- Từng ấy năm sống với nhau tôi cứ tưởng ông là người tử tế, thế
mà ông nỡ chơi xỏ tôi thế à? Tôi có gì không phải mà ông làm thế. Ông nhớ, đứa
con tôi cả đời có một lần, vậy mà ông nỡ ác thế. Sau này vợ chồng nó có thế nào
tôi suốt đời nguyền rủa ông. Tôi từ cái mặt ông! - Ông Hải chưa kịp phản ứng gì
điện thoại đã tút tút…
Vừa ngỡ ngàng chưa hiểu chuyện gì bỗng ông lại nghe điện thoại
đổ chuông:
- Ông là thằng khốn nạn. - Người bên kia chẳng xưng tên đã tuôn như
bắn liên thanh - Mẹ tôi có điều gì với anh hay sao. Hay tôi tệ bạc với ông khi
nào mà bà nằm xuống để ông chúc mừng? Tôi thề không thèm nhìn cái mặt ông nữa,
đồ đểu!
Điện thoại cũng bị ngắt nhanh chóng. Ông xem lại mới biết đó là
số máy của ông bạn đồng môn.
Sau khi định thần, nghĩ lại ông Hải đã hiểu, có lẽ cái thiệp
chúc mừng hạnh phúc ông đã đưa thắp hương cho người quá cố! Còn cái kính viếng đám tang thì đút hòm tiền
mừng đám cưới dù ông đã cẩn thận đút mỗi phong bì vào một túi khác nhau.
Nghe xong câu chuyện, ông
Quân ôn tồn khuyên:
- Thôi, việc thì đã xảy ra rồi, nghĩ ngợi làm gì. Tâm của ông
thế nào thì những người bạn lâu năm chắc cũng hiểu. Chẳng qua lúc này họ bức xúc,
chưa bình tĩnh nên mới bộc phát thế. Hôm nào ông cho tôi xin số máy của hai ông
bạn kia, tôi sẽ tạo một cái hẹn gặp cả ba người và tôi sẽ nói cụ thể “sự cố”. Chắc
các bạn ông sẽ hiểu và làm lành với nhau thôi.
Nghe xong lời tư vấn của ông Quân, gương mặt ông Hải như tươi
tỉnh hẳn lên. Ông nghĩ, đúng, mình đâu có tà tâm gì!
536 chữ
Tấm huy hiệu Đoàn
.Đinh Hoàng
Hôm đó từ
Hà Nội về Bắc Ninh, ông Vinh đang chờ xe bên đường bỗng một chiếc xe cứu thương
quân đội từ từ đỗ lại. Người chiến sĩ lái xe mang quân hàm binh nhất, nét mặt trẻ
măng, nước da trắng mịn như da con gái mở cửa xe gọi:
- Bác ơi,
về đâu, có đi xe thì lên với cháu.
Ông Vinh
hơi bất ngờ và vội lên xe. Thấy bên ngực anh mang tấm huy hiệu Đoàn sáng lấp
lánh. Lâu nay ít thấy đoàn viên mang huy hiệu trên ngực áo, ông thầm nghĩ “chắc
cậu ta mới được kết nạp đoàn”. Thấy người lái xe im lặng chăm chú nhìn về phía
trước, ông quay sang gợi chuyện:
-
Này cháu, nhập ngũ lâu chưa? Chắc mới được kết nạp đoàn hả?
-
Vâng… à mà cũng không phải là mới. Cháu vào đoàn hơn 2 năm rồi bác ạ!
-
Bây giờ tôi ít thấy đoàn viên đeo huy hiệu?
-
Cháu thấy mang huy hiệu là cách tốt để mỗi đoàn viên luôn nhớ tới vinh dự và
trách nhiệm của mình, bác nhỉ?
-
Ừ…tất nhiên rồi... Ông Vinh đáp và bỗng nhớ lại kỉ niệm lần được kết nạp vào
đoàn lần thứ 2 cách đã mấy chục năm trước…
***
Đó
là kỉ niệm những ngày đầu trong quân ngũ. Ông và Hà vốn là bạn học phổ thông,
quê cùng xã, nhập ngũ về cùng một đơn vị đào tạo lái xe. Ông không thích Hà mặc
dù Hà luôn tốt, chân thành với ông. Nguyên nhân có lẽ xuất phát từ Cúc - một
bạn học nữ. Ông và Cúc học cùng lớp, rất thân nhau và một tình cảm mới mẻ đã
nảy nở trong ông. Khi ông lên đường nhập ngũ, Cúc tặng chiếc khăn tay thêu 2
chữ “nhớ mãi” làm ông càng tin Cúc đã giành cho mình một tình cảm đặc biệt. Hồi
đó Hà là ủy viên Ban Chấp hành Đoàn trường, còn Cúc là Bí thư chi đoàn lớp
ông. Tuy Hà học trên ông và Cúc một lớp song do quan hệ công tác nên Cúc và Hà
thường gặp nhau. Mỗi khi thấy Hà và Cúc đi bên nhau nói chuyện (mà ông biết rõ
là về công việc) song vẫn thấy khó chịu. Khi nhập ngũ, Hà lại được Liên Chi
đoàn đơn vị giao làm Bí thư Chi đoàn. Ông và Hà đều là những chiến sĩ học giỏi
trong Đại đội 2. Ông còn được cử vào Ban Cán sự học tập của đại đội. Có lẽ
những kết quả bước đầu đã tạo cho ông chủ quan, phần nào có vẻ kênh kiệu trước
đồng đội. Ông đã tự cho mình được thoải mái hơn mọi người trong chấp hành quy
định và biện bạch “cái quan trọng là hiệu suất, chất lượng học tập, còn những
cái khác chỉ là chuyện vặt, quan tâm làm gì!”. Trong một cuộc họp Chi đoàn Hà
phát biểu: “Có đồng chí khi đạt được chút thành tích đã chủ quan, tự mãn, tự
cho mình quyền buông lỏng kỉ luật. Như vậy chưa xứng đáng với vai trò xung
kích, gương mẫu của một đoàn viên”. Ông biết Hà định nói ai và hậm hực thầm
nghĩ: “Ra cái vẻ… định lên lớp nhau chắc!”.
Rồi một
chuyện không may đã xảy đến với ông. Hôm ấy đại đội học lái sa bàn. Giờ nghỉ
giải lao, nhân lúc các cán bộ, trợ giáo vào chỗ bóng mát nghỉ ngơi, ông rủ
thằng Phúc, bạn cùng tiểu đội:
-
Này, ta đánh xe ra đường tí xem sao? Thử tay nghề thôi mà. Lái ngoài đường có
khi lại dễ hơn trong bãi tập ấy chứ!
- Nhưng mình sợ…- Phúc ấp úng…
-
Sợ cái quái gì chứ, thôi lên xe.
Thế
rồi ông lên xe khởi động, lái chiếc xe từ từ bò ra đường quốc lộ cách bãi tập
không xa. Cho xe đi chậm một lát thấy suôn sẻ, ông bạo dạn tăng số, mạnh ga
hơn. Đang "vi vu", chợt phát
hiện phía trước có chiếc xe Kra to lừng lững như choán hết mặt đường băng
băng lao tới. Ông vội vàng về số nhưng do luống cuống nên mãi không được. Hộp
số phát tiếng kêu ken két, chối tai. Về được số, giảm tốc độ thì chiếc xe Kra
đã đến quá gần, mặt đường như bị chiếm hết. Vừa đạp phanh ông vừa đánh mạnh
tay lái. Chiếc xe liệng sang vệ đường, chồm chồm lao xuống ruộng lúa khựng
lại, chết máy. Tai nóng bừng, ông vừa văng miệng chửi tục vừa bật cửa xe nhảy
xuống. Anh chàng lái chiếc Kra cũng đã dừng xe đang hoảng hốt chạy lại. Không
cần suy nghĩ, ông tóm ngay lấy ngực áo anh ta:
-
Đi với đứng như cái con khỉ thế à? - Đồng thời ông vung tay đấm luôn một quả
như trời giáng vào mặt anh bạn đồng nghiệp. Bị đánh bất ngờ, không giám phản
ứng lại, anh ta chỉ cố nắm chặt lấy tay ông. Mấy người qua đường thấy vậy đã
vào kéo hai người ra…
Sau
chuyện ấy, Chi đoàn đưa ông ra kiểm điểm nghiêm khắc. Tập thể Chi đoàn đã đề
nghị trên khai trừ ông vì đã vi phạm 2 lỗi lớn là vô kỉ luật trong sử dụng
trang bị và đánh người. Trong cuộc họp đã Hà đã phê phán ông rất gay gắt. Nào
là “một hành động không thể có ở một đoàn viên”, rồi “thiếu ý thức giữ gìn xe
máy, trang bị” vv… Sau cuộc họp Hà còn định gặp riêng để nói thêm gì đó song
ông đã nhún vai lạnh lùng bỏ đi. Thế là tình đồng hương giữa hai người vốn
không thân thiện nay càng lạnh nhạt.
Có
lẽ Hà cũng phần nào ân hận vì đã quá nặng lời với ông trong buổi họp. Ông cố xa
lánh song Hà vẫn luôn tìm cách bắt chuyện, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ông
trong công tác. Biết ông nghiện thuốc lá nặng, thỉnh thoảng Hà bí mật mua thuốc
cho khi biết ông "nhẵn túi". Lúc thì ông bỗng dưng phát hiện một bao
thuốc trong túi cóc ba lô, khi lại thấy dưới chăn ở đầu giường…
Kết
thúc khóa huấn luyện, ông và Hà đều đạt loại ưu, được giữ lại làm trợ giáo.
Riêng Hà còn được thưởng 7 ngày phép về thăm gia đình. Đáng lẽ ông cũng được
thưởng phép do kết quả học tập tốt song vì đã vi phạm kỉ luật nên bị cắt thưởng.
Việc Hà được thưởng phép về quê đã gây cho ông mối lo: Có thể Cúc sẽ biết
chuyện ông vi phạm kỉ luật, bị khai trừ đoàn vì đó là lí do không được thưởng
phép vì nhiều người ở quê cũng biết ông và Hà là những chiến sĩ có kết quả học
rất tốt. Còn mẹ ông nữa, thế nào Hà chả nói mọi chuyện khi bà hỏi”.
Hôm
Hà trở lại đơn vị, vừa ở bến xe về đã chạy ngay đến chỗ ông:
-
Này, Vinh có thư “hồng” nhé. Phải “khao” đấy! - Vừa nói Hà vừa chìa ông lá thư
của Cúc. Ông nhận thư mà tim đập thình thịch, tay run run, mở thư đọc ngay.
Càng đọc ông càng phấn chấn và hiểu rằng Cúc chưa biết chuyện khai trừ đoàn.
Nhưng ông cũng thoáng buồn vì thư Cúc nói chung chung, xa xôi quá, không đả
động gì đến tình cảm riêng tư. Trong khi ông đọc thư, Hà đã đến với mấy anh em
đang quây quần đánh “tiến lên”. Ôi, Hà tốt quá, thế mà ông đã nghĩ không đúng
về cậu ấy. Không biết Hà có để bụng, trách cứ gì không? Thấy ông đọc thư xong,
đang đăm chiêu, Hà quay lại: “Thế nào? chắc thư dốc hết bầu tâm sự rồi chứ?
Hôm ở nhà mình có đến thăm mẹ cậu. “Cụ” không viết thư mà chỉ nhắn cậu hãy cố
gắng cho bằng anh bằng em. “Cụ” vui và khỏe lắm. Vụ này quê mình được mùa nên
đời sống cũng khá.
- Mình cám ơn Hà…Hà này…à, Hà đừng giận
nhé? Mình quả có lỗi…
- Ôi dào! Lỗi lầm cái gì! Mà mình cũng chưa thật hết lòng
với cậu, lẽ ra… mà thôi. Mình tiết lộ với cậu là Ban Chấp hành đã có kế hoạch
giúp cậu phấn đấu để trở lại đội ngũ của đoàn đấy. Mong cậu hãy cố gắng hơn.
Thế
rồi ông đã được kết nạp vào đoàn lần thứ 2. Hôm trao quyết định, đứng dưới cờ
Đoàn, Hà đã tháo chiếc huy hiệu của mình và cài lên ngực áo ông. Lòng ông bồi
hồi cảm động và hiểu rõ giá trị thiêng liêng, danh dự cao quý và trách nhiệm
nặng nề của một đoàn viên thanh niên cộng sản...
Từ
khi trở thành đảng viên, ông đã cất tấm huy hiệu đoàn giữ làm kỉ niệm…
***
Này, bác gì ơi! - Nghe tiếng gọi của người
lái xe ông chợt choàng tỉnh khỏi kí ức. - Bác dễ ngủ thật đấy. Cháu cứ ngồi bên
vô lăng là tỉnh như sáo, dù có cầm lái cả tuần cũng thế. Tới Bắc Ninh rồi đấy.
Bác định xuống chỗ nào ạ?
-
Cho tôi xuống Cột Cờ nhé.
Trời đã nhập nhoạng tối. Ông Vinh mở cửa xe bước
xuống và cảm ơn chàng lái xe tốt bụng. Anh bắt tay ông và cười rất tươi với
hàm răng trắng. Gương mặt trẻ măng bị bóng tối che nhập nhòa, ông chỉ nhìn rõ
trên ngực áo người lính lấp lánh tấm huy hiệu đoàn viên. Đi một lát ông mới sực
nhớ: Cùng anh ta suốt gần 30 cây số mà chưa biết tên, quên hỏi chuyện. Biết đâu
anh ta cũng có một kỉ niệm hay hay về tấm huy hiệu Đoàn?
1718 chữ
Trong mắt người già:
Lễ
hội dân gian cần gạn đục, khơi trong
.Đinh Hoàng
Lễ hội dân gian là một phần thể hiện sinh
động trong kho văn hóa dân gian các dân tộc Việt Nam, được lưu truyền theo
chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông. Những trò chơi dân gian
trong lễ hội dịp đầu Xuân như kéo co, đánh đu, đấu vật, hát dân ca… tuy đơn
giản song nó thể hiện nét bản sắc văn hiến và thượng võ, được duy trì từ hàng
ngàn năm trước. Nay lễ hội dần phai nhạt nét thô sơ, dân giã, thay vào là những
cầu kì và yếu tố tâm linh, thị trường ngày một lấn át. Việc duy trì, bảo tồn và
nâng cao giá trị giáo dục đạo đức, truyền thống thông qua việc tổ chức lễ hội
là rất cần thiết. Tuy nhiên, sự phát triển lệch lạc, thâm chí méo mó một số lễ
hội đang khiến dư luận bức xúc và lo ngại.
Năm trước dư luận từng dậy sóng khi chứng
kiến truyền thông đăng tải những hình ảnh chém lợn dã man rồi tranh nhau phết
máu cầu may. Rồi đến lễ phát ấn đền Trần cũng xảy ra tranh cướp cho những kì
vọng quan trường khiến Ban Tổ chức phải tăng lượng ấn tín phát cho du khách. Đã
có sự chuyển biến tốt ở một vài lễ hội, song năm nay vừa vào mùa lễ hội mọi
người lại liên tục chứng kiến cảnh tranh nhau cướp phết, cướp lộc dẫn đến “hỗn
chiến” ở nhiều nơi như Hiền Quan (Phú Thọ), Sóc Sơn (Hà Nội), Lập Thạch (Vĩnh
Phúc) và lễ phát ấn đền Trần năm nay vẫn tái diễn tranh cướp... Từ những tích
trò được diễn xướng linh thiêng, lành mạnh mang ý nghĩa nhân văn, giáo dục, do
người dân sáng tạo dựa trên những truyền tích lịch sử cao đẹp, nay đang nhuốm
màu trần tục, xô bồ. Những biểu tượng tín ngưỡng, tâm linh trong lễ hội đang
được chuyển ra đời thực với kì vọng cầu tiền tài, danh lợi và niềm tin đã được
chuyển thành mê tín.
Mọi lễ hội truyền thống đều do người dân
tạo dựng dựa trên thực tiễn cuộc sống đấu tranh với thiên tai, địch họa, xây
dựng đất nước. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và nền văn minh
nhân loại, việc duy trì lễ hội ngày nay cần hướng tới sự chọn lọc và sáng tạo
mới. Liệu có thể tìm được nét đẹp, tính nhân văn, văn hóa của hình ảnh phanh
thân xả chém con lợn giữa sân đình rồi tranh nhau quệt tiền máu lấy may? Hay
hình ảnh con trâu “đầu cơ nghiệp” được buộc bên cây cột để một thanh niên khỏe
mạnh đâm đổ gục, tuôn trào máu đỏ trong sự reo hò hưởng ứng của đám đông? Là
sản phẩm từ sự tạo dựng của người dân nên lễ hội dân gian không phải là thứ bất
biến, không thể thay đổi. Cùng với tuyên truyền, vận động cộng đồng dân cư sở
hữu lễ hội loại trừ yếu tố mê tín, tiêu cực, lãng phí, nên chăng ngành văn hóa
cần đầu tư phục dựng và làm mới các lễ hội, nhất là những lễ hội đang gây nên
nhiều dư luận trái chiều. Một số ý kiến cho rằng giữ nguyên trạng tục tích lễ
hội cổ (cả những hạn chế về tính nhân văn) là bảo tồn truyền thống, chỉ là ngụy
biện. Mọi hoạt động văn hóa trước tiên cho tới cuối cùng đều phải hướng tới cái
đẹp, nhân văn, góp phần giáo dục đạo đức xã hội.
Bức biếm họa của tác giả LEO (Lê Phương)
tả cảnh người đi đến hai lễ hội để lại nhiều điều đáng suy ngẫm: Trên ngã ba
đường đến hai lễ hội, một rẽ trái đi tranh ấn thăng quan (đền Trần, Nam Định),
một rẽ phải đi lễ Minh Thề (thề không tham nhũng ở Kiến Thụy, Hải Phòng). Hướng
đi tranh ấn thì nườm nượp ô-tô, xe máy đủ loại nối đuôi nhau. Hướng đi Minh Thề
tịnh chẳng thấy một bóng người! Nếu ví trục đường trên như dòng chảy văn hóa
thì tới ngã ba này nó đã chia hai dòng trong, đục rõ ràng. Bức tranh đã nói lên
phần nào thực trạng không vui của lễ hội hiện nay.
Đã đến lúc cần gạn đục, khơi trong, trả lễ hội dân gian truyền
thống về đúng giá trị đích thực như cha ông ta từng mong đợi.
795 chữ
Trong
mắt người già:
Chính sách và cuộc sống
Mỗi chính sách được ban hành là do cuộc
sống đòi hỏi. Chính sách xuất phát từ thực tiễn sẽ mở đường cho phát triển,
điều chỉnh kịp thời những lệch lạc bất lợi cho cộng đồng. Trước khi có đường
lối đổi mới, việc "khoán chui" trong nông nghiệp những năm 70 - 80
thế kỉ trước là trái chủ trương của Đảng. Nhưng lạ thay, việc “làm trái"
ngày một khẳng định tính đúng đắn trước cuộc sống bằng năng suất và hiệu quả
sản xuất. Đảng ta đã nhận ra thực tiễn đó và cho ra đời những chủ trương đúng
đắn, hợp quy luật từ Đại hội VI. Và, từ nước phải nhập ngô, bo-bo về cứu đói
cho dân, sau hơn chục năm Việt Nam trở thành một trong những nước đứng đầu thế
giới về xuất khẩu gạo.
Gần đây xuất hiện một số quy định mà dân
gọi vui là chính sách "trên mây", không xuất phát từ thực tiễn. Ví
như quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thịt giết mổ
chỉ được bán trong vòng 8 giờ; Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định Bà mẹ
Việt Nam anh hùng được cộng điểm thi đại học; rồi chuyện Bộ Công an quy định xe
ô-tô 4 chỗ ngồi trở lên phải có bình cứu hỏa hay chuyện thông tư về trưng dụng
tài sản cá nhân đang có nhiều ý kiến trái chiều vv...
Mới đây, Dự thảo Luật báo chí đã nhận được
nhiều câu hỏi của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi không đưa trang tin điện tử,
blog cá nhân… vào điều chỉnh trong Luật. Trang tin điện tử, blog cá nhân hay
trang facebook… đang phát triển với tốc độ quá nhanh, tác động ngày càng sâu
sắc vào đời sống xã hội kể cả mặt tích cực và tiêu cực. Yêu cầu quản lí chặt
chẽ mảng hoạt động này đang đặt ra cấp bách. Đúng là luật pháp chưa thừa nhận
hay cho phép báo chí tư nhân tại Việt Nam song những hoạt động thông tin có
tính báo chí của mỗi cá nhân, tổ chức cần được điều chỉnh bằng luật pháp chứ
không nên dừng lại ở những văn bản dưới luật như các thông tư, quy định của bộ,
ngành. Thông tư, quy định, thậm chí cả nghị định của Chính phủ điều chỉnh hoạt
động này thì vẫn phải tuân thủ quyền tự do thông tin, tự do báo chí của công
dân theo Hiến pháp. Rõ ràng thực tiễn đang đặt ra một vấn đề mới cho các nhà
quản lí.
Để có một chính sách tốt thì cần phải nhiều công sức và trí tuệ. Người làm
chính sách phải sống, hòa mình vào thực tiễn. Lời giải cho mọi vấn đề của cuộc
sống nằm ở chính cuộc sống. Để có chính sách sát thực tiễn Nếu không làm được
thì chính sách sẽ tụt hậu với cuộc sống.
chữ
719
Trong
mắt người già:
“Sê cần hen”
Tiếng nước ngoài secondhand được dân dã gọi là “sê cần hen” ám
chỉ một món đồ đã qua sử dụng, thường là của nước ngoài. Những năm sau chiến
tranh, đời sống thiếu thốn trăm bề, có đồ cũ để dùng đã tốt huống chi đó là
hàng ngoại. Khi đó ai mua được một chiếc xe máy cũ mác “made in japan” chẳng
khác chi ngày nay sắm được chiếc ô-tô loại tốt.
Tâm lí thích dùng hàng ngoại, dù đó là secondhand hình như đang
“ám ảnh” dân Việt đến bây giờ. Thỉnh thoảng lại thấy địa phương này, bệnh viên
nọ trình xin Chính phủ cho phép nhập nhận hàng nhân đạo, từ thiện là thiết bị y
tế đã qua sử dụng của các cá nhân, tổ chức nước ngoài. Trong tình hình còn
thiếu thốn thiết bị tại các bệnh viện, Chính phủ vẫn có chủ trương cho phép
tiếp nhận những thiết bị này với điều kiện phải còn từ 80% giá trị sử dụng trở
lên. Con số 80% rất cụ thể về định lượng nhưng lại vô cùng… định tính! Trên hay
dưới 80% phải qua con mắt và tư duy chủ quan của người thẩm định. Người trần
mắt thịt đôi khi không khỏi bị tác động bởi những “định lượng” rồi cho ra những
con số định tính để thỏa lòng mọi bên. Người nước ngoài, nhất là nước giàu họ
rất tiết kiệm trong khai thác thiết bị, tài sản, không mấy khi dễ dàng bỏ đi
thiết bị còn 80% giá trị (gần như mới) ấy. Thực tế cũng chưa thấy lô thiết bị
nào nhận về dạng này phải trả lại bên cho hay phải vứt ra bãi rác. Có lẽ chủ
trương trên đã được một số tư nhân, doanh nghiệp “tranh thủ”, tìm nhập mua
thiết bị y tế cũ rồi bắt tay với bệnh viện thông qua hình thức “xã hội hóa” để
khai thác những giá trị secondhand (thường là máy xét nghiệm, X-quang...).
Trong hóa đơn thanh toán chi phí xét nghiệm tại các bệnh viện không có sự phân
biệt kết quả từ máy secondhand hay “đập hộp”. Kết quả từ máy cũ hay mới cũng
còn tốt hơn là bị nhận kết quả xét nghiệm “nhân bản” như ở bệnh viện một địa
phương nọ từng bị cáo giác.
Cứ ngỡ chuyện dùng hàng secondhand chỉ nhỏ nhặt với một vài
thiết bị của ngành y tế. Thông tin Công ty TNHH một thành viên Đường sắt Hà Nội
có ý định nhập 164 toa xe lửa “made in china” đã qua 12 - 22 năm sử dụng về để
kinh doanh khiến nhiều người ngỡ ngàng. Đúng là tư duy "sê cần hen"!
Ngành đường sắt bao năm vẫn ì ạch "rùa bò" trên những
tuyến đường sắt nhỏ hẹp. Mấy năm gần đây do sự đốc thúc quyết liệt của Bộ
trưởng Bộ Giao thông - Vận tải nên ngành này đã có tín hiệu nhúc nhích khỏi sự
trì trệ. Có thể danh mục những toa xe lửa secondhand nói trên không nằm trong
danh mục hàng hóa cũ cấm nhập khẩu của Chính phủ, nhưng chủ trương nhập về để
khai thác, kinh doanh thì xem ra tư duy này vẫn nằm trong vòng "kim cô sê
cần hen"! Dân gian có câu "một tiền gà, ba tiền thóc", không
biết những "con gà" toa xe cũ trên có tốn nhiều "thóc"
không để có thể mang về lợi nhuận cho ngành đường sắt? Chủ trương trên đang gây
lo ngại trong dư luận, liệu ngành đường sắt Hà Nội có đang "cải lùi"?
Thật may, khi ý định trên mới đề xuất đã được Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải
Đinh La Thăng chỉ đạo xử lí nghiêm người có trách nhiệm khi đưa ra một chủ
trương sai lầm.
Việt Nam ta đã đường hoàng bước ra khỏi "câu lạc bộ"
của những nước nghèo, trở thành quốc gia có thu nhập trung bình. Có những tư
duy cũ kĩ của một thời nghèo khó cần phải loại bỏ khi đưa ra những chủ trương
thực sự vì lợi ích quốc gia.
717
Đảng soi đường, Nhân dân kiến tạo
. Đinh Hoàng
Từ khi có Đảng,
Nhân dân ta trong bóng tối lầm than như được nhìn thấy ánh sáng con đường đi
tới ấm no, tự do, hạnh phúc. Sách lược vắn tắt tháng 2/1930 và Luận cương Chính
trị tháng 10/1930 chính là ánh sáng đưa đường cho toàn dân tộc tiến hành cuộc
cách mạng dân tộc dân chủ Nhân dân, đánh đổ thực dân, đế quốc, phong kiến, tiến
lên xây dựng xã hội XHCN.
Trải qua 86 năm
lãnh đạo cách mạng, qua từng thời kì, đường lối chiến lược, sách lược của Đảng được
kế thừa, không ngừng phát triển hoàn thiện từ thực tiễn cách mạng của quần
chúng, được đánh đổi bằng bao công sức, trí tuệ và cả xương máu của lớp lớp các
thế hệ cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Trên con đường chông gai, với bao bão tố,
sóng cồn, không ít lần con thuyền cách mạng chao đảo, song bằng sự lãnh đạo tài
tình của Đảng, Bác Hồ và trí tuệ quần chúng Nhân dân, con thuyền cách mạng vẫn
vượt lên, không ngừng hướng tới đích vinh quang. Nghị quyết của 12 kì đại hội,
mỗi giai đoạn là một lần trí tuệ được bổ khuyết, nâng tầm cùng sự phát triển và
thắng lợi rực rỡ của cách mạng Việt Nam khiến thế giới nghiêng mình.
Nghị quyết Đại
hội XII của Đảng chính là sự kế thừa trí tuệ của 12 kì Đại hội, tiếp tục xác
định con đường đi lên của cách mạng, xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh, vững tin sánh vai cùng các cường quốc 5 châu. Nghị
quyết Đại hội xác định: Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng
cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị
vững mạnh. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ XHCN. Đẩy mạnh toàn diện,
đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, sớm đưa nước ta
cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần của Nhân dân. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc
độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà
nước, Nhân dân và chế độ XHCN. Giữ gìn hoà bình, ổn định, chủ động và tích cực
hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên
thế giới.
Những giải pháp mang
tính chiến lược để thực hiện mục tiêu trong chặng đường sắp tới được xác định: Tập
trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, vận hành đầy đủ,
đồng bộ, hiệu quả theo quy luật kinh tế thị trường. Nhà nước sử dụng thể chế, luật
pháp, các nguồn lực, công cụ điều tiết, chính sách phân phối và phân phối lại
để phát triển văn hoá, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội. Bảo đảm
phát triển nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô, không ngừng nâng
cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức canh tranh; gắn kết chặt chẽ phát
triển kinh tế với phát triển văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường. Hoàn thiện Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lí; tạo môi
trường thuận lợi cho sáng tạo, phát huy dân chủ, bảo vệ quyền con người, quyền
công dân.
Nội dung Nghị
quyết Đại hội XII là ánh sáng lãnh đạo của Đảng, tiếp tục soi đường, định hướng
cho chặng đường đi tới của toàn dân tộc với mục tiêu cao đẹp xã hội XHCN.
Để Nghị quyết đi
vào cuộc sống, cụ thể hóa bằng sức sống cây đời xanh tươi cần tới sức mạnh vĩ
đại của Nhân dân. “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng
xong”. Tin rằng, dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, toàn đảng, toàn
dân, toàn quân sẽ đồng lòng, đoàn kết thành một khối thống nhất, như một Nhà
kiến tạo vĩ đại, để xây nên một vườn Xuân hạnh phúc của dân tộc.
731 wrd
9:Lthem1.100/ Atr630/ xxe 450
10:Lthem 800/
t10: Lthem1200/Atr660/xxe450 =2.310
t11: Lthem 815 /atr 630+272+480= 2.325,
t12: Lthem 1.125, L 6.160,
t1:
Lthem 1.125, 1.515L 450, 650, = (3.820) + 1.000,+1.740+1.500, L 5.225.000,
Trong mắt người già:
Phóng
sinh, sát sinh
.Đinh
Hoàng
Chuyện kể rằng Đề Bà
Đạt Đa - anh em chú bác với Đức Phật đã giương cung bắn trúng một con chim
thiên nga đang tự do bay trên bầu trời cao rộng. Thiên nga gẫy cánh, rơi vào
khu vườn của Thái tử. Nhìn cảnh con thiên nga quằn quại trong cơn đau dữ
dội, với lòng từ bi của một vị Thái tử mới 9 tuổi, Ngài đã nâng thiên nga ôm
vào lòng, chăm sóc, chữa trị vết thương cẩn trọng. Bằng tình thương vô bờ ấy
không bao lâu vết thương của thiên nga bình phục. Thiên nga đã được phóng sinh,
lại vỗ cánh bay cao, cất tiếng vui mừng tỏ lòng tri ân với người đã cứu sinh độ
thế.
Theo quan niệm nhà phật, phóng sinh là cứu giúp những chúng sinh thoát khỏi cảnh
khổ đau, sợ hãi trong thế “cá chậu, chim lồng”, bị tra tấn hành hạ. Bằng Tâm Bồ
Đề dùng mọi phương tiện mang lại sự sống, sự bình an cho tất cả chúng sinh đang
bị đe dọa đến tính mạng… đó chính là phóng sinh.
Một tư tưởng, một tấm
gương nhân đạo nay đang phát triển theo chiều hướng thái quá, lệch lạc. Nếu ai
sống cạnh khu vực các song hồ ở Hà Nội thì sẽ thường xuyên được chứng kiến cảnh
phóng sinh rất tùy tiện. Cứ mồng Một, hôm Rằm rồi dịp cúng Tết Táo Công 23
tháng Chạp là chuyện phóng sinh lại diễn ra tấp nập. Ở Hồ Tây, vào những ngày
lễ đó rất nhiều động vật như cá, ốc, cua, lươn, chạch… được người hành lễ xong mang
đến và trút xuống hồ. Có những nhóm phật tử dùng xe tải chở đến phóng sinh một
lúc hàng tạ ốc, mấy chục cân cá trê, chạch… Do môi trường nước không phù hợp và
ô nhiễm nên chỉ vài ngày sau nhiều loại động vật trên bị chết nổi trắng trên mặt
hồ (có khi còn thấy cả túi ni-lông chứa những con cá chết vì người phóng sinh không
mở túi, ném bừa xuống). Chết nhiều nhất là ốc (loại ốc nứa, ốc vặn nhỏ bằng
ngón tay), xác vỏ trôi về bờ phía đường Trích Sài có đến hàng tấn, bồi đắp nhiều
năm đầy dần mép hồ, gây thêm ô nhiễm môi trường nước. Có người phóng sinh những
con cá chép to gần 1 kg, vừa đi khỏi một lát, kẻ đánh bắt trộm đã tay lăm lăm
chiếc vợt lội xuống làm cái việc… hậu phóng sinh.
Vậy là việc phóng sinh
như trên vô tình đã thành chuyện sát sinh. Động vật đang sống, phát triển ở
“ngôi nhà” thanh bình của chúng bỗng dưng bị con người đánh bắt để mang đi làm
cái việc có vẻ nhân văn, nhân sinh. Nhiều động vật chết trước khi được phóng
sinh và con người vô tình sát sinh trước khi phóng sinh.
Một hệ lụy khác, việc phóng sinh rất dễ phát tán sinh vật ngoại lai, kể cả những loài thuộc danh mục cấm nhập của cơ quan chức năng. Sinh vật ngoại lai có nguy cơ rất cao gây hại cho hệ động thực vật trong tự nhiên cũng như đang nuôi trồng trong nước. Loại ốc bươu vàng cũng là một loài như vậy, đang tàn phá mùa màng mà hiện chứ có cách gì loại bỏ triệt để...
Một hệ lụy khác, việc phóng sinh rất dễ phát tán sinh vật ngoại lai, kể cả những loài thuộc danh mục cấm nhập của cơ quan chức năng. Sinh vật ngoại lai có nguy cơ rất cao gây hại cho hệ động thực vật trong tự nhiên cũng như đang nuôi trồng trong nước. Loại ốc bươu vàng cũng là một loài như vậy, đang tàn phá mùa màng mà hiện chứ có cách gì loại bỏ triệt để...
Thực ra việc phóng sinh
(cũng như tục đốt vàng mã) khi thờ cúng chỉ mang tính tượng trưng với ý nghĩa
giáo dục, nhắc con người ta sống trừ ác, hướng thiện, ghi nhớ công ơn tổ tiên.
Đây hoàn toàn không phải sự đổi chác với thần linh (lấy số lượng nhiều mong đổi
lại được nhiều).
Xin
đừng sát sinh bởi việc phóng sinh. Ta hãy giữ cho môi trường trong sạch như
chúng vốn có, hãy bảo vệ sự sống muôn loài như chúng đang tồn tại, đó chính là
sự phóng sinh hiệu quả và thực chất.
615 wrd
Giữ nhiệt yêu ở người cao tuổi
Khác với thời trai trẻ, khi về già, chuyện ấy được thể hiện bằng những nụ hôn phơn phớt, những cái ôm đầy sự yêu thương với người già lúc này, chuyện yêu đơn giản là sự hiểu biết, yêu thương nhau hơn là chỉ có giao hợp. Nói thế không có nghĩa là khi ở tuổi xế chiều, chuyện ấy sẽ mất hết, có chăng là sự chuyển thể… Những thay đổi về sinh lý như mãn kinh (nam và nữ) những thay đổi về hoạt động tình dục (dương vật cương lên chậm hơn, phóng tinh yếu và thưa hơn…) cũng khiến chuyện ấy gặp khó khăn. Thực tế cho thấy, tình dục không phụ thuộc vào tuổi tác mà phụ thuộc nhiều vào sức khỏe và văn hóa tình dục.
Vì vậy khi còn sung mãn, mặc dù tuổi đã cao, bạn đừng cố gắng kìm hãm. Người già áp dụng biện pháp cố gắng tự kiềm chế có thể dẫn đến tình trạng chất cặn bã của tinh dịch, dịch tuyến tiền liệt do tinh hoàn, túi đựng tinh hoàn, tuyến tiền liệt tiết ra không được đào thải tự nhiên, có thể làm bụng dưới có cảm giác nặng nề khó chịu. Nếu kiềm chế trong một thời gian dài có thể bị liệt dương, tạo nên bóng đêm u ám trong đời sống vợ chồng. Ở phụ nữ có hiện tượng hồi xuân, thời điểm này, tinh thần trở nên phấn khởi kéo theo sự ham muốn tình dục cũng tăng cao. Lúc này, sự thỏa mãn về tâm lý chuyện phòng the quan trọng hơn thỏa mãn về sinh lý. Hãy cùng nhau chung sức đồng lòng vượt qua.
Chuyện quan hệ vợ chồng cũng phải được lưu ý, không nên cố gắng khi cơ thể mệt mỏi. Thế nhưng cũng không nên mặc cảm cho rằng mình đã già, có cháu nội ngoại nên không thể sinh hoạt tình dục được nữa. Khi đàn ông ở tuổi 60 vẫn còn ham muốn nhưng các bà ở tuổi này, lửa lòng đã nguội nên thường xuyên tìm cách né tránh khiến cuộc sống tình dục mất hài hòa. Vì thế, cần lưu ý về sức khỏe và không nên cố gắng khi cơ thể thấy mệt mỏi. Lúc này, phải “liệu cơm gắp mắm”, phải căn cứ vào sức khỏe, vào tâm lý của đối tác, đừng cố gượng ép mà để xảy ra những hậu quả đáng tiếc.
ThS. Hà Hùng
Những bài thuốc tắm chữa viêm ngứa ngoài da
Trong y học cổ truyền, các biện pháp trị liệu chứng viêm ngứa ngoài da hết sức phong phú, trong đó có liệu pháp tắm ngâm hết sức độc đáo, còn gọi là dược dục liệu pháp.
Phòng phong.
|
Nguyên nhân gây viêm da dị ứng, mẩn ngứa, mày đay... vô cùng phức tạp và biện pháp trị liệu cũng gặp không ít khó khăn. Trong y học cổ truyền, các biện pháp trị liệu chứng bệnh này hết sức phong phú như dùng thuốc (sắc uống, xông, xoa, bôi, đắp...) và không dùng thuốc (châm cứu, bấm huyệt...), trong đó có liệu pháp tắm ngâm hết sức độc đáo, còn gọi là dược dục liệu pháp. Bài viết này xin được giới thiệu một số công thức điển hình để bạn đọc tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
Bài 1: Phòng phong 20g, ngải diệp 20g, khổ sâm 30g, kinh giới 20g, bạch tiên bì 20g, sà sàng tử 20g, đương quy 20g. Tất cả sắc với 4.000ml nước trong 20 phút, sau đó bỏ bã lấy nước, chế thêm nước nguội sao cho nhiệt độ vào khoảng 50oC là vừa, ngâm rửa vùng bị bệnh trong 30 phút, mỗi ngày 2 lần. Nếu ngứa toàn thân thì tăng liều lượng mỗi vị gấp đôi hoặc gấp ba, trẻ em thì giảm liều bằng nửa người lớn và để nguội hơn. Nếu ngứa nhiều có thể tăng lượng khổ sâm gấp đôi. Mỗi thang có thể dùng trong 2 ngày.
Bài 2: Dạ giao đằng 200g, thương nhĩ tử 100g, bạch tật lê 100g, bạch tiên bì 20g, sà sàng tử 20g, thuyền thoái 20g. Tất cả sắc với 5.000ml nước trong 20 phút, sau đó bỏ bã lấy nước, chế thêm nước lạnh cho độ ấm vừa phải, ngâm rửa bộ phận bị bệnh trong 30 phút. Tuỳ theo diện tích tổn thương mà tăng liều lượng cho phù hợp. Mỗi thang có thể dùng trong 2 ngày, mỗi ngày 2 lần.
Bài 3: Đương quy 30g, hoàng tinh 30g, khổ sâm 30g, địa phu tử 30g, sà sàng tử 20g, bạch tiên bì 20g, bạc hà 20g, băng phiến 10g, thấu cốt thảo 30g, hoa tiêu (Zanthoxylum bungeanum Maxim) 15g. Tất cả sắc với 5.000ml nước trong 20 phút, sau đó bỏ bã lấy nước, chế thêm nước lạnh cho độ ấm vừa phải, ngâm rửa vùng bị bệnh trong 20 - 30 phút, mỗi ngày 2 lần. Để tiện sử dụng, có thể sắc đặc cô thành viên, khi dùng hoà với nước sôi, chế thêm nước lạnh, tắm ngâm.
Bài 4: Ngải cứu 90g, hùng hoàng 6g, hoa tiêu 6g, phòng phong 30g. Tất cả sắc với 3.000 ml nước trong 15 phút, sau đó xông hơi vùng bị bệnh trong vài phút rồi bỏ bã lấy nước ngâm rửa tổn thương, mỗi ngày 2 lần. Tuỳ theo diện tích bị bệnh mà gia giảm liều lượng các vị thuốc cho phù hợp, trẻ em dùng 1/2 hoặc 1/3 liều người lớn.
Bài 5: Kinh giới 30g, phòng phong 30g, tử thảo 20g, thuyền thoái 20g, bạch tật lê 30g, bạch tiên bì 30g, khổ sâm 30g, sà sàng tử 30g, địa phu tử 30g, thổ phục linh 30g, thương truật 30g, hoàng bá 30g. Nếu mẩn ngứa do lạnh thì gia thêm hoàng kỳ 30g, quế chi 30g, tế tân 15g. Nếu mẩn ngứa do nhiệt thì gia thêm sinh địa 30g, xích thược 30g, đan bì 30g. Nếu ngứa dữ dội thì gia thêm ô tiêu xà 30g. Tất cả đem sắc với 5.000ml nước trong 15 - 20 phút, sau đó bỏ bã lấy nước, chế thêm nước lạnh cho đủ độ ấm, ngâm rửa bộ phận bị bệnh trong 20 - 30 phút, mỗi ngày 1 lần, 6 ngày là một liệu trình. Khi dùng cần kiêng ăn đồ sống lạnh, tôm cua cá ốc và các thức ăn có tính kích thích. Một nghiên cứu của Trung Quốc đã dùng bài thuốc này khảo sát trên 76 bệnh nhân, kết quả 64 ca khỏi, 12 ca có chuyển biến rõ rệt.
Chi khô sâm.
|
Bài 6: Khổ sâm 24g, phèn chua 12g, địa phu tử 30g, bạch tiên bì 24g, sà sàng tử 30g, kinh giới 12g, xuyên tâm liên 50g, ngân hoa đằng 50g, bách bộ 30g, bạc hà 12g. Tất cả đem sắc với 5.000 ml trong 30 phút, sau đó bỏ bã lấy nước, ngâm rửa vùng tổn thương, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20 - 30 phút, 7 ngày là một liệu trình. Một nghiên cứu đã dùng bài thuốc này khảo sát trên 60 bệnh nhân, kết quả 45 ca khỏi, 15 ca có chuyển biến rõ rệt, so sánh với nhóm đối chứng dùng tân dược bôi ngoài hiệu quả cao hơn có ý nghĩa thống kê.
Bài 7: Khổ sâm 30g, địa du 20g, đại hoàng 20g, đại phi dương (hoa ban) 30g, địa phu tử 30g, sà sàng tử 20g, kinh giới 30g, phèn phi 15g, cam thảo 20g. Tất cả đem sắc với 4.000ml nước trong 20 phút, sau đó bỏ bã lấy nước, chế thêm nước lạnh cho vừa ấm rồi ngâm rửa trong 20 - 30 phút, mỗi ngày 2 lần. Công dụng: thanh nhiệt táo thấp, khứ phong giảm ngứa, chuyên dùng cho các bệnh lý có viêm ngứa ngoài da cấp tính.
Bài 8: Kinh giới 30g, phòng phong 30g, xuyên khung 20g, tô diệp 20g, hoàng tinh 30g, sà sàng tử 30g. Tất cả đem sắc với 3.000 ml nước trong 20 phút, sau đó bỏ bã, chế thêm nước lạnh cho đủ ấm rồi ngâm rửa nơi bị bệnh, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20 - 30 phút.
Theo y học cổ truyền, mẩn ngứa ngoài da chủ yếu do hai nguyên nhân: (1) Do phong hàn hoặc phong nhiệt xâm nhập vào cơ thể, lưu lại ở da (gọi là cơ phu thể biểu) gây nên; (2) Do huyết hư mà sinh phong hoá táo, phong táo gây nên chứng ngứa. Bởi vậy, sử dụng dược dục liệu pháp cũng nhằm đạt được hai mục đích: (1) Nhờ sức nóng và sức thuốc mà làm tăng lưu thông huyết mạch, làm ra mồ hôi, theo đó mà tà khí cũng được bài trừ; (2) Tăng cường nuôi dưỡng da, làm cho da được nhu nhuận và kích thích các huyệt vị tại chỗ hoặc toàn thân qua đó đạt được mục đích dưỡng huyết, bổ âm và nhuận táo.
TS. Hoàng Khánh Toàn
Thiếu canxi: Vì sao, tác hại thế nào?
Phụ huynh luôn lo lắng con mình bị còi xương, phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh và người cao tuổi luôn sợ mình bị xốp xương, loãng xương. Điều gì làm họ quan tâm vậy? Những nguyên nhân nào làm giảm lượng canxi trong cơ thể và bổ sung như thế nào cho đúng?
Canxi là cội nguồn của sự sống, là một trong 5 nguyên tố vi lượng quan trọng bậc nhất cho cơ thể (carbon, oxy, hydrô, nitơ canxi), vì vậy, thiếu canxi sẽ gây ra một số bệnh ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ mãn kinh và người cao tuổi.
Biểu hiện của bệnh còi xương do thiếu canxi ở trẻ nhỏ
Nguyên nhân và tác hại của thiếu canxi
Canxi cần cho sự sống của con người là vậy, nhưng cơ thể lại không thể tổng hợp được mà phải đưa từ bên ngoài vào qua các loại thực phẩm hoặc dược phẩm (thuốc). Thường ngày, ăn uống các loại thực phẩm ít có canxi, thực phẩm chứa nhiều xenlulô có thể làm giảm sự hấp thụ canxi của ruột. Hoặc cơ thể mắc một số bệnh ảnh hưởng đến hấp thu canxi (bệnh đường ruột) hoặc do quá trình lão hóa cũng làm ảnh hưởng đến hấp thụ canxi. Nếu ăn nhiều protein sẽ làm gia tăng bài tiết canxi qua đường tiểu gây thiếu canxi, trong khi đó lại ăn ít rau, củ, quả cũng làm giảm lượng canxi hấp thu được qua thực phẩm.
Khi canxi kết hợp được với vitamin D thì tác dụng của chúng sẽ được phát huy mạnh mẽ, vì vậy, khi sống thiếu ánh sáng mặt trời hoặc thực phẩm thiếu vitamin D cũng ảnh hưởng đến sự hấp thu và tác dụng của canxi.
Ngày nay, trẻ em thường dùng nhiều đồ uống đóng chai cũng làm giảm hấp thu canxi vì trong đồ uống đóng chai có nhiều hàm lượng phốtpho sẽ cản trở sự hấp thụ canxi.
Ngoài ra, do điều kiện kinh tế không cho phép hoặc do thói quen không uống sữa, trong khi sữa và chế phẩm của sữa có hàm lượng canxi rất phong phú (một lít sữa bò tiêu chuẩn có hàm lượng canxi là 600 - 700mg) cũng khiến cho nhiều người bị thiếu canxi.
Do đó, thiếu canxi trong khẩu phần, hấp thu canxi kém hoặc mất quá nhiều canxi dẫn đến bệnh lý. Bởi vì khi khả năng hấp thụ canxi trong thức ăn không đủ cho nhu cầu của cơ thể thì nồng độ canxi trong máu tạm thời giảm xuống, hệ thần kinh ngay lập tức kích thích tuyến giáp tiết ra hormon để chuyển hóa canxi trong xương thành ion canxi đưa vào máu.
Ở trẻ, thiếu canxi máu (ion canxi), nhẹ thì hay khóc đêm, khó ngủ, hay cáu gắt, không tập trung cho nên học tập sa sút; nặng có thể dẫn đến tình trạng co giật các cơ (chân, tay, mặt, miệng méo). Và nếu thiếu canxi kéo dài, còi xương ở trẻ em sẽ xuất hiện. Còi xương là bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ đang trong thời kỳ phát triển nhanh, nhẹ thì làm trẻ tăng trưởng kém, chậm mọc răng, nặng thì làm trẻ chậm phát triển chiều cao, biến dạng xương (chân hình chữ X, chữ 0), gây biến dạng lồng ngực, xương sọ hoặc biến dạng khung xương chậu, nguy hiểm nhất là xảy ra ở bé gái, khi lớn lên, sinh nở sẽ gặp khó khăn.
Đối với người trưởng thành, đặc biệt là người tuổi cao, phụ nữ tiền mãn kinh hoặc đã mãn kinh, thiếu canxi mạn tính do nhiều nguyên nhân khác nhau sẽ dẫn đến giảm trọng lượng xương, tăng quá trình tiêu xương. Bên cạnh đó, có thể thần kinh suy nhược, hay quên, tinh thần không ổn định, mất ngủ hoặc ngủ li bì, dễ cáu hay ngủ mơ, đau đầu, tính tình thay đổi thất thường và có thể dẫn tới bệnh xốp xương, loãng xương, tăng huyết áp. Thực ra, thiếu canxi huyết sẽ gây hội chứng hạ canxi huyết, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Khi thiếu canxi huyết thể nhẹ, thường bắt đầu bằng các dấu hiệu như tê ở một số bộ phận trong cơ thể (lưỡi, môi, các đầu ngón tay, đầu ngón chân), nặng thì có thể có hiện tượng co cơ xảy ra trên toàn bộ cơ thể (chân, tay đột nhiên bị co rút, cứng lại, khó cử động, đau đớn, co giật khu trú hoặc một vùng nào đó) và có thể bị co thắt các cơ hô hấp gây khó thở, dễ nhầm với bệnh uốn ván. Ngoài ra, người bệnh có thể bị tiểu buốt, trướng bụng.
Để xác định thiếu canxi, cần xét nghiệm hàm lượng canxi trong máu. Với xương, có thể đo mật độ của xương, chụp Xquang...
Phòng giảm, thiếu canxi
Để đề phòng thiếu, giảm canxi, cần có chế độ ăn uống hợp lý. Nên bổ sung các loại thức ăn giàu canxi như tôm, cua, sụn xương, các loại đậu, hoa cải xanh, bắp cải, hạt hạnh nhân, sữa, phomat. Không nên ở thường xuyên trong nhà, cần ra sưởi nắng ngày một vài lần, mỗi lần khoảng 10 - 15 phút. Khi nghi ngờ thiếu canxi, cần đi khám bệnh để được điều trị và tư vấn của bác sĩ, không nên tự mua thuốc để điều trị đề phòng việc bổ sung canxi trong một thời gian dài gây thừa canxi sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe (sỏi thận, thoái hóa khớp, gai xương, hội chứng canxi máu cao hoặc giảm sự hấp thu các vi chất khác như sắt, kẽm, magiê và phospho).
PGS. TS. Bùi Khắc HậuTrong mắt người già:
Người làm chính sách "ngồi" hay
"đi"?
Đinh
Hoàng
Thông thường, mỗi chính sách được ban hành do nhu
cầu cuộc sống đòi hỏi. Chính sách xuất phát từ thực tiễn sẽ mở đường cho sự
phát triển, điều chỉnh kịp thời những lệch lạc gây hại cho cộng đồng. Trước khi
có đường lối đổi mới, việc "khoán chui" trong nông nghiệp những năm
70 - 80 thế kỉ trước là trái chủ trương của Đảng. Nhưng lạ thay, việc làm
"chui" ngày một khẳng định tính đúng đắn trước cuộc sống thông qua
năng suất, hiệu quả sản xuất. Đảng t
a đã nhận ra thực tiễn đó và cho ra đời những chủ trương đúng đắn từ Đại hội VI. Và, từ nước phải nhập ngô, bo-bo về cứu đói cho dân, sau hơn chục năm Việt Nam bước lên diễn đàn những nước hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo.
a đã nhận ra thực tiễn đó và cho ra đời những chủ trương đúng đắn từ Đại hội VI. Và, từ nước phải nhập ngô, bo-bo về cứu đói cho dân, sau hơn chục năm Việt Nam bước lên diễn đàn những nước hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo.
Gần đây xuất hiện nhiều quy định chính sách mà dân
giã hay gọi đùa là chính sách "trên mây", rất xa rời thực tiễn cuộc
sống. Ví như quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thịt
giết mổ chỉ được bán trong vòng 8 tiếng đồng hồ; rồi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành quy định Bà mẹ Việt Nam anh hùng được cộng điểm thi đại học; và nay đang
nóng chuyện xe 4 chỗ ngồi trở lên phải có bình cứu hỏa v.v.
Vậy quy trình như thế nào để cho ra những chính sách
như trên? Thông thường để ban hành một quy định có ảnh hưởng đến đời sống dân
sinh, đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cơ quan chức năng phải tìm
hiểu nhu cầu thực tiễn, đâu là dư luận của số đông và đâu là ý kiến một bộ phận
vì lợi ích riêng. Từ đó người làm chính sách soạn thảo văn bản pháp quy để điều
chỉnh. Trước khi ban hành, văn bản đó còn có bước lấy ý kiến ban, ngành liên
quan, chuyên gia, người dân rồi đánh giá tác động của chính sách đến cuộc sống.
Quy định "bán thịt 8 giờ" đã sớm phải thu
hồi vì nó quá xa rời thực tiễn. Người ban hành quy định có lẽ chưa tính xem nếu
người nông dân bán chưa hết số thịt trong 8 giờ thì "đổ" thịt đi đâu?
Ai bồi thường cho họ. Liệu họ có dễn dàng chấp nhận đổ mồ hôi công sức chăn
nuôi rồi bỏ đi?
Quy định Bà mẹ Việt Nam anh hùng được cộng điểm thi
đại học cũng vậy, có lẽ các "chuyên gia chính sách" ngành giáo dục
chưa tính thử xem thực tiễn có bao nhiêu Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn đi thi đại
học để hưởng ưu đãi cộng điểm. Đó có phải đòi hỏi bức thiết của cuộc sống hay
không?
Mấy ngày gần đây khi Thông tư 57 của Bộ Công an quy định xe ô-tô
từ 4 chỗ ngồi trở lên phải trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cả dư
luận và thị trường bình chữa cháy bỗng "sôi sùng sục". Với quy định
này, người Việt Nam đang tiên phong, làm gương cho thế giới trong việc quan tâm
sự an toàn của người sử dụng ô-tô! Chính các hãng sản xuất ô-tô cũng chưa tính
đến điều này (bằng chứng là chẳng có hãng xe nào bố trí và lắp thiết bị chữa
cháy trên xe 4 chỗ). Có nhà quản lí vận tải đã chia sẻ: Với phương tiện ô-tô cá
nhân khi gặp sự cố cháy (thường là ở phần động cơ) thì bình chữa cháy cá nhân
không thể dập tắt được. Khi đó, người trên xe cần nhanh chóng thoát xa để tránh
bình xăng phát nổ gây nguy hiểm.
Cán
bộ, công chức hiện nay có nhiều thuận lợi, nhất là cơ sở vật chất bảo đảm cho
thực thi nhiệm vụ. Phòng làm việc thì có máy điều hòa mát rượi. Ra khỏi cơ quan
thì ô-tô đưa đón (cũng có điều hòa), do vậy thời tiết khó làm họ đổ mồ hôi. Tuy
nhiên, để có một chính sách tốt thì cần phải đổ mồ hôi, công sức và trí tuệ.
Người làm chính sách phải sống, hòa mình vào thực tiễn. Phải "đi" chứ
không thể "ngồi" để "sản xuất" ra những chính sách
"trên mây".
760 chữ
Thực hành dân chủ
Đối với Bác Hồ,
quyền dân chủ của người dân luôn là quan trọng nhất, là mục tiêu cả cuộc đời
cống hiến của Người. "Có lần, Bác đến nói chuyện với cán bộ, trong đó có
nhiều cán bộ lãnh đạo. Trong câu chuyện, Bác hỏi:
– Bác đố các chú, ai to nhất nước ta?
Tất cả trả lời:
– Thưa Bác, là Bác ạ!
Bác cười:
– Các chú nhầm rồi, các chú còn phong kiến quá. Bác
đọc cho các chú nghe nhé: “Việt Nam dân chủ cộng hòa”. Bác nhấn mạnh hai chữ
dân chủ, rồi hỏi lại:
– Ai là chủ ở đây các chú?
– Thưa
Bác, dân là chủ ạ.
Bác kết luận:
– Các chú phải luôn nhớ. Dân là người to nhất, Nhân
dân là lực lượng to lớn nhất! Gốc có vững, cây mới bền..."
Dân chủ cũng là vấn đề các kì Đại hội Đảng ta luôn coi
trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà việc thực hành dân chủ có nhiều
điều đáng để mọi người suy ngẫm, kể từ việc nhỏ đến việc lớn.
Ví như việc học thêm, đóng góp xây dựng trường dư luận
đã nói rất nhiều. Tuy nhiên xem ra mọi khoản đóng góp đều là tự nguyện: Học
sinh học thêm đề có đơn tự nguyện của phụ huynh, đóng góp các khoản xây dựng
quỹ cũng đều được tập thể PHHS nhất trí. Nhưng nếu không học thêm thì sẽ biết
ngay bằng điểm số khi mà bài tập khó chỉ được hướng dẫn trong buổi học thêm.
Nếu không nhất trí khoản đóng góp xây dựng thì được nêu tên phụ huynh trong
buổi chào cờ toàn trường…
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)